Nhiều người cho rằng “bắt bệnh” cho đàn Piano bằng cách lắng nghe đòi hỏi người sửa đàn hoặc người chơi phải có trình độ và kinh nghiệm rất cao. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết hỏng hóc của đàn Piano bằng cách lắng nghe nếu bạn chịu khó nghe nhiều và quan sát kỹ. Cách làm này sẽ giúp bạn nhận ra những thay đổi nhỏ nhất của đàn Piano và khắc phục kịp thời.
Kiem tra dan piano bang cach lang nghe
Theo như nhiều người nói thì tinh xảo, khéo tay, cẩn trọng và hết sức tỉ mĩ là những gì bạn cần để “bắt bệnh” chuẩn cho đàn Piano. Với mỗi người thợ sửa phải có đôi tai tinh, đồ nghề tốt và quan trọng là phải có sự tập trung và tính kiên trì cao, những người thợ này đôi khi có lúc nghe mãi không ra bệnh, phải cho đôi tai nghỉ ngơi một lúc rồi quay lại làm tiếp, nghe đến khi nào được thì thôi. Cũng không thể vội vàng, hấp tấp vì nghe nhiều quá sẽ bị loạn, nhưng tuyệt đối không bỏ cuộc. Chỉnh âm thì phải làm sao cho trơn tru, lúc đánh đều tay và đúng với ý đồ của người đánh. Nếu bạn là người có kinh nghiệm và kĩ năng đã thuần thục thì chỉ cần gõ vài phím đàn, lắng nghe âm thanh là bạn đã bắt bệnh được cho đàn.
Để làm được điều đó, theo Nhạc cụ Tiến Đạt trước tiên bạn cần phải nuôi dưỡng một tình yêu sâu sắc đối với những cây đàn. “Phải biết yêu quý, trân trọng nó, bệnh khó tìm đến đâu cũng có thể kiên trì mò mẫm cho xong. Khi nghe thấy sai đúng chỗ nào, chỉ đúng chỗ đó thì chữa rất nhanh và chuẩn xác”. – Ông Phúc (thợ sửa đàn Piano lâu năm) chia sẻ.
Đàn Piano Kawai GX-2
Có thể nói Piano cũng giống như cơ thể chúng ta, có thể nói cho chúng ta biết tại sao âm thanh không hay? Tại sao âm thanh lỗi? Lỗi như thế thì cần sửa chỗ nào? quá trình vận chuyển, thời gian sử dụng… có thể khiến nó sinh ra đủ thứ bệnh và bắt bệnh chính xác thì mới có thể chữa nhanh được. “Bắt bệnh” cho đàn có thể là xem là công đoạn khó nhất. Bởi trong mỗi chiếc đàn có hàng nghìn chi tiết nhỏ, người “bác sĩ cho Piano” phải nắm được và chẩn đoán chuẩn…. Bí quyết nằm trong việc lắng nghe một cách cẩn thận, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví dụ, khi tôi nhấn một hợp âm BB7, tôi biết những gì mà tôi đang mong đợi. Bởi tôi đã luyện tập với hợp âm này rất nhiều lần, đã cố gắng lắng nghe để in sâu vào đầu từng chi tiết âm thanh nhỏ nhất nên đủ để biết hợp âm BB7 có được chơi chính xác hay không là lỗi ở chỗ nào? Tại sao lại lỗi, do kỹ thuật chơi hay do bản thân đàn? Chỉ cần một âm thanh ù nhẹ ở một nốt hay câm tiếng ở một phím cũng có thể dễ dàng nhận ra nếu bạn chịu khó lắng nghe.
Nếu có thể “bắt bệnh” cho đàn Piano hay đàn Guitar trong suốt quá trình sử dụng thì sẽ rất tốt bởi bạn sẽ không cần tốn quá nhiều tiền cho việc sửa chữa. Ví như khi phím đánh không đều tay, người sửa kỹ thuật hoặc bạn phải tìm ra nguyên nhân nó nằm chỗ nào? Hay như dây rè, thì phải xác định có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, như do chất lượng dây kém, mặt cộng hưởng có gì đó chạm vào khi tiếng đàn rung lên làm rung cả mặt đàn… hoặc tiếng có thể đàn bị câm. Và chỉ khi “bắt bệnh” chính xác thì mới có thể sửa được, không thể chữa mò theo kiểu “dò dẫm”.
Âm thanh phát ra ngay khi bạn nhấn phím, không quá căng hoặc dắt phím sẽ là dấu hiệu của búa đàn tốt. Nếu bị câm tiếng hoặc phím dính thì chắc chắn bạn cần kiểm tra kỹ jack lò xo, búa đàn và đo độ ẩm. Phòng có quá nhiều độ ẩm – Độ ẩm có thể làm những bộ khớp chuyển động làm bằng dạ, nỉ, gỗ… bị hút ẩm và nở ra khiến cho động cơ bị kẹt, vì thế khi chơi đánh lên phím mà không lên tiếng. Bạn nên sử dụng ống sấy đặt trong đàn, hoặc máy sấy làm khô phòng đặt piano. Phòng quá khô có thể có tác dụng ngược lại gây ra các bộ phận được làm từ gỗ, nỉ… như búa đàn, các chốt dây bị co ngót làm cho đàn bị đanh tiếng.Nếu bàn đạp không hoạt động theo đúng cách mà bạn đang chơi thì bạn nên kiểm tra lại xem bàn đạp có bị lỏng, bị dắt hay bị bám quá nhiều tóc và bụi bẩn không.
Dan-Piano-Yamaha-C6-PE
Đàn Piano Yamaha C6 PE – Màu đen bóng
Giữ cho đôi tai của bạn thật thoải mái và chú ý lắng nghe . Sau đây là danh sách các vấn đề chung khi chơi Piano và một số nguyên nhân cơ bản:
Âm thanh piano lệch tone – Cần kiểm tra dây đàn, lên dây theo đúng lịch trình
Âm thanh bị ù khi chơi 1 note: Có thể do một số bộ phận trong bảng cộng hưởng bị lỏng và sóng âm gây ra ù. Kiểm tra bản lề trong vỏ phím, ốc vít trong nắp có lỏng không hoặc các bộ phận khác. Hãy thông báo cho kỹ thuật viên Piano về vấn đề này khi bạn thuê thợ điều chỉnh đàn.
Mất tiếng hoàn toàn: Nguyên nhân có thể do bộ chuyển động bên trong đàn bị hỏng. Như bạn có thể biết, bộ chuyển động đàn Piano bao gồm nhiều bộ phận phức tạp hoạt động phối hợp cùng nhau khi bạn chơi. Chỉ cần 1 bộ phận bị hỏng, bộ chuyển động cũng sẽ không thể hoạt động được. Sửa chữa bộ chuyển động của đàn Piano không khó, cái khó ở đây là bạn phải tìm ra vị trí bị hỏng và hiểu về hoạt động của nó để sửa đàn cho tốt.
Một số note bị câm tiếng – Hãy chú ý đến dây đàn. Rất có thể có vật gì đó đặt trên dây đàn như một chiếc bút bi hoặc đồ chơi của bé chẳng hạn. Độ ẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Tiếng ồn khi chơi Piano: Có thể có một mảnh giấy, hoặc kẹp giấy, hoặc một vật gì rơi trong hộp cộng hưởng âm thanh. Hộp cộng hưởng âm thanh bị nứt. Đây sẽ là một điều tồi tệ hơn, nhưng có thể được sửa chữa bằng một kỹ thuật piano chuyên nghiệp.
Mùi hôi và chơi không được tốt, âm thanh không được hay và không nhạy: Rất có thể là piano của bạn đã trở thành một ngôi nhà tuyệt vời cho sâu bướm và chuột đồng. Có rất nhiều bộ phận làm từ gỗ, nỉ.. cung cấp chất xơ làm bữa ăn cho chúng. Nếu bạn nhận thấy một mùi, không ngần ngại gọi cho kỹ thuật viên piano của bạn để phân biệt nguyên nhân gây ra. Tôi không thể nghĩ của một kẻ xâm lược tồi tệ hơn cho piano của bạn hơn nước tiểu chuột. Nếu nước tiểu chuột được trên dây của bạn, nó sẽ gây ra rỉ sét có thể làm hỏng các dây và để điều chỉnh ổn định rất khó khăn
Bài học rút ra ở đây chính là bạn nên chơi đàn Piano thường xuyên và bảo trì bảo dưỡng đúng lịch.
TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGAN, GUITAR, VIOLIN, TRỐNG, LUYỆN THANH TẠI NHÀ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217
Email: info@giasutainangtre.vn