Cách học đàn Organ hiệu quả cho người mới bắt đầu

dan-organ1

Ngoài đàn piano, có thể nói đàn keyboard (Việt Nam ta quen gọi đàn organ) là một nhạc cụ phổ biến và rất được yêu thích.

Hôm nay, xin chia sẻ phương pháp học đàn organ hiệu quả được sưu tầm, tổng hợp hi vọng giúp ích được cho anh chị em chúng ta trong quá trình học, luyện và thăng hoa cùng đàn organ của mình.

Thường thì nhiều bạn ít chú ý đến việc học organ như thế nào, đại đa số cứ hỳ hục đánh cho bằng được mà không đọc nhẩm giai điệu của bài trước khi tập vì cứ quan niệm là luyện cho thạo ắc sẽ giỏi, và tập luôn 2 tay dẫn đến việc không tập đúng, nhiều ngày thành quen nhưng không phải quen là rành về organ mà sẽ kèm theo quen sai. Vậy học theo kiểu tay ngang như vậy có khả quan không?

Sau đây là một vài đúc kết để chúng ta có cái nhìn tổng quan và học organ tốt hơn

– Khi ngồi vào tập đàn organ, bạn cần có 15 đến 20 phút chạy luyện ngón 2 tay (HANON), chạy gam Rải hay chạy 1 sacle (âm giai) nào đó.

– Nguyên tắc tập từ chậm đến nhanh và đúng nhịp. Mắt luôn luôn nhìn bản nhạc, tai nghe, chân dậm nhịp.

– Trước khi tập vào bài mới, bạn cần đọc tổng quát cả bài đó là việc nhẩm + đập nhịp nhiều lượt giai điệu của bài, chú ý quan sát hóa biểu (khóa Sol- khóa Fa- dấu hóa -chỉ số nhịp,… ), tập nhìn kỹ các note nhạc nó nằm như thế nào (rất tốt cho việc luyện trí nhớ cũng như khả năng thị tấu của bạn).

Bạn cần chia bài nhỏ ra làm nhiều đoạn, nhiều câu nhạc ngắn để tập cho dễ nhớ, dễ thuộc. Khi luyện tập, bạn cần chú ý ngón tay, dấu hóa, trường độ, dấu lặng… để không bị tập nhầm, tập sai sau này sửa lại rất mất thời gian.

Tập đàn organ thường có 2 dạng: Đó là đánh 2 tay 2 khóa nhạc theo kiểu piano và dạng dùng phần đệm hòa âm tự động của đàn.

1/. Đánh 2 tay rất khó vì vậy bạn phải tập riêng từng tay một.

Bạn nên chia nhỏ từng câu, từng đoạn để tập riêng. Chú ý đến ngón tay, các ký hiệu trên bản nhạc (luyến, ngắt,..).

Lưu ý bạn phải vừa đánh phím đàn vừa nhẩm giai điệu cho dễ thuộc. Chỗ nào khó thì “cắt” nó ra và tập riêng nhiều lần. Đến khi ổn tất cả mọi câu, các đoạn thì bạn hãy ghép cả bài.

Giai đoạn hoàn thiện bản nhạc rất quan trọng. Thường thì hay sai về trường độ (chỗ nhanh – chậm). Bạn cần ghép dần từng đoạn nhạc với nhịp trống của đàn (bạn chọn tiết tấu sao cho phù hợp với từng loại bài). Khi bạn cảm nhận bài tập đã khá hơn rồi, bạn bắt đầu xử lý sắc thái to nhỏ… theo các ký hiệu trong bài.

2/. Dùng phần đệm hòa âm tự động của đàn.

Phần tay phải thì bạn tập giống như trên (Sau khi đã thành thạo và ghép với nhịp trống ok rùi thì bạn chuyển qua tập tay trái).

Phần tay trái: Bạn nhấn hợp âm (tiếng piano) đồng thời bạn nhẩm giai điệu của tay phải. Sau giai đoạn này bạn mở điệu nên và ráp tay phải vô (tempo chậm rồi tăng từ từ đến đúng quy định của bài như quy tắc ở trên).

Lưu ý khi bạn nhấn các hợp âm đệm tay trái không nhất thiết phải bấm các hợp âm gốc, cần chuyển đổi các thể đảo của hợp âm để ngón tay trái không phải nhảy xa.

Điều quan trọng nữa: Khi bạn nhấn hợp âm ở tay trái (chơi hoàn thiện bản nhạc) bạn không nên giữ hợp âm mà nên bấm đệm ngắt để rồi sau đó bấm chuyển đổi sang các hợp âm khác được nhanh hơn và do tay trái còn phải thao tác xử lý bấm các nút dồn trống tự động (Fill) hoặc còn phải bấm đổi tiếng (voice)…

Trong quá trình tập luyện, các bạn cần lưu ý đến nhịp phách của từng bài, ở mỗi ô nhịp đều có phách mạnh, phách yếu. Khi tập bạn nên nhấn rõ vào phách mạnh (nhẹ ở phách yếu) nhấn rõ vào các nốt có đảo phách. Với các nét chạy nhanh (móc kép) hoặc chùm 3 nên nhấn rõ vào các nốt đầu của mỗi chùm móc kép hoặc nốt đầu của mỗi chùm 3 để khi ghép với nhịp trống sẽ dễ dàng hơn.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB:https://hocdanpiano.net/

Email: info@giasutainangtre.vn

Call Now Button