Âm nhạc là chìa khoá mở ra khả học học hỏi và sáng tạo ở trẻ nhỏ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh ngày nay đều muốn cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc ngay từ khi còn nhỏ bằng cách cho các bé nghe nhạc thiếu nhi, chơi các nhạc cụ đồ chơi… Tuy nhiên làm thế nào để biết bé có năng khiếu về âm nhạc hay không luôn là câu hỏi được các cha mẹ quan tâm hàng đầu hiện nay.
Muốn phát hiện sớm năng khiếu bẩm sinh của trẻ, đầu tiên các bậc cha mẹ – nhất là cha mẹ trẻ phải luôn luôn chú ý, quan sát kỹ lưỡng từng cử chỉ hành động ngay từ khi trẻ mới sinh ra để có sự phán đoán chính xác. Trẻ có năng khiếu âm nhạc, chỉ sau một tháng tuổi đã rất thích thú với các loại âm thanh của các nhạc khí. Khi tiếng nhạc cất lên lập tức thôi quấy khóc, đặc biệt ngón tay của trẻ có nảng khiếu bẩm sinh thường tương đối dài, nhất là ngón tay trỏ và ngón út. Sau 3 tháng, trẻ biết phát âm 5 nguyên âm: a, i, u, e, ô; trên dưới 1 tuổi có thể tập trung tinh thần nghe ca khúc và có thể phản ứng với những ca khúc vui, buồn khác nhau.
Sau đây là một vài yếu tố giúp xác định năng khiếu âm nhạc của bé
Trí nhớ tốt và nhạy cảm với âm nhạc
Khi trẻ được nghe một bài hát hay một đoạn quảng cáo nào đó trên tivi hay bất cứ nơi đâu, trẻ đều có khả năng học nhanh chóng và tái hiện lại một cách dễ dàng.
Trẻ có khả năng thuộc nhạc rất nhanh, nhất là các bài hát thiếu nhi mà ba mẹ cho bé nghe dù chỉ 1 vài lần.
Trẻ có thể nhận thức được bài hát bé thích bằng cách thường lặp lại những ca từ mà mình yêu thích trong bài hát đó nhiều lần
Khả năng nghe của bé nhạy bén
Ba mẹ sẽ thấy rằng bé có khả năng hát lại nguyên một bài hát mà không sai bất kỳ nhịp nào cho dù bé chưa hề biết chữ và bé có thể nhận ra những chi tiết mà những đứa trẻ khác thường bỏ qua. Bên cạnh đó, khi ba mẹ giả vờ hát sai lời hoặc sai nhịp trong bài hát, bé đều có thể tinh ý nhận ra ngay.
Sự nhạy cảm với nhịp điệu
Nhạy cảm với nhịp điệu là cảm thụ được nhịp điệu, theo được nhịp điệu và có thể lập lại nhịp điệu đó. Ba mẹ có thể kiểm tra độ cảm thụ âm nhạc của bé thông qua trò chơi được thể hiện ở mức độ tai nghe, nhận biết và phân biệt các yếu tố diễn tả âm nhạc như độ cao, thấp, to, nhỏ; tiết tấu, nhịp điệu nhanh, chậm, âm sắc một số nhạc cụ và khả năng hóa thân trong các trò chơi đóng vai khác nhau.
Cha mẹ có thể đóng vai trò tích cực trong việc bồi dưỡng sự phát triển âm nhạc của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho bé bộc lộ các kỹ năng âm nhạc. Thậm chí nếu cha mẹ không phải là những chuyên gia âm nhạc mà họ vẫn có thể làm nên sự khác biệt bằng cách làm âm nhạc trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày sẽ là động lực giúp trẻ tích cực, hứng thú và thoải mái trong vui chơi; rèn luyện các kĩ năng, qua đó giúp bé bồi dưỡng năng khiếu một cách tốt nhất.
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217