Nhạc lý cơ bản

Trong mọi công việc bước khởi đầu luôn là bước khó nhất. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều bài viết về nhạc lý, về quãng, về âm giai… Tuy nhiên sau đó, sau khi đã đọc rất cẩn thận tất cả những cái đó, bạn lại không biết phải tiếp tục thế nào. Rất có thể bạn còn chịu khó mày mò theo bản nhạc để gảy được một vài bài, nhưng vẫn mơ hồ về nhịp điệu, vẫn không hiểu làm sao có thể đệm hát một cách tưng bừng, cứ lang thang tập lan man rồi cuối cùng chẳng đi đến đâu. Nói chung tự học bước đầu rất khó, người tự học thường phải trải qua thời kì đầu có thầy dạy thì mới dễ dàng tự học được.

Học thầy cái cốt yếu là để học phương pháp thôi, nếu có một chút kiên trì cộng với đi đúng hướng thì bạn sẽ dễ dàng đệm hát được. Thật ra có hai cái mà bạn cần nắm vững để đệm hát được là hợp âm và các điệu nhạc. Kết hợp hai cái đó nhuần nhuyễn thì bạn đã thành công 80% rồi. Trước khi nắm vững hai cái đó, tối thiểu nhất bạn phải nắm vững các nốt nhạc trên khuông nhạc và trên cần đàn.

Khuông nhạc: Khuông nhạc dùng để biểu diễn các thông tin về bản nhạc. Khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ song song dùng để thể hiện độ cao thấp của nốt nhạc. Giữa các dòng kẻ người ta gọi là khe nhạc. Ngoài 5 dòng kẻ chính còn có các dòng kẻ phụ và khe nhạc phụ dùng để ghi các nốt có âm thanh quá cao hoạc quá thấp.Đầu khuông nhạc có hình của khóa nhạc.Đầu khuông nhạc còn có hình các nốt thăng hoặc giáng gọi là dấu hóa.Dấu hóa cho ta biết tông của bài nhạc.Đầu khuông nhạc còn có ký hiệu của nhịp bài hát.

Đây là hình các nốt nhạc trên khuông nhạc: lý thuyết nhạc lý cơ bản

cacnotnhac
cacnotnhac

cacnotnhac

Đây là các nốt nhạc trên cần đàn: Lý thuyết nhạc lý cơ bản

notefull_
notefull_

 notefull_

Kết hợp với việc thuộc vị trí các nốt nhạc trên cần đàn, bạn có thể đàn được từng nốt nhạc, cần lưu ý đến trường độ của các nốt nhạc. Cũng cần chú ý và tập các nốt thăng và giáng. Không nên đốt cháy giai đoạn này. Theo chúng tôi thì bạn nên kết hợp hai việc: tập những bài luyện ngón và tìm tập những bản nhạc ngắn, đơn giản. Đừng nản, những tiếng tính tang đơn giản đó có thể không hay nhưng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc quen nốt nhạc cùng vang lên một lúc thì tạo thành một hợp âm. Tuy nhiên, hợp âm cũng có thể được chơi theo kiểu rải từng nốt gọi là Arpeggio. Đây là một ví dụ:

bach_arpeggio_1
bach_arpeggio_1

Bach_Arpeggio_1

Bạn có thể gảy cùng lúc 6 dây đàn để các nốt F-C-F-A-C-F vang lên một lúc, nhưng bạn cũng có thể chậm rãi gảy dây số 6-5-4-3-2-1…theo kiểu Slow. Cụ thể hơn, ví dụ bài hát chơi điệu valse, đến chỗ phải chơi hợp âm F chẳng hạn, bạn gảy cùng lúc 3 dây 3-2-1 hai lần, sau đó gảy dây số 6. Tiếp tục nếu đoạn nhạc vẫn chơi hợp âm F, bạn lại gảy cùng lúc 3 dây 3-2-1 hai lần, sau đó gảy dây số 5, theo kiểu chát-chát-bùm chát-chát-bum…Còn nếu bài hát chậm rãi theo điệu Slow chẳng hạn, bạn cứ tuần tự rải từng nốt F-C-F-A-C-F… Việc áp dụng hợp âm nào để đệm hát còn phụ thuộc vào giọng của người hát đó (người ta còn gọi là tông nhạc hay cung nhạc). – Người ta dùng Chữ cái để ký hiệu cho Hợp âm trưởng. C = Do trưởng, D= Re trưởng, E= Mi trưởng, F=Fa trưởng, G= Sol trưởng, A= La trưởng, B= Si trưởng. – Chữ cái thêm chữ “m” phía sau người ta gọi là hợp âm thứ. Cm= Do thứ, Dm= Re thứ, Em= Mi thứ,Fm= Fa thứ, Gm= Sol thứ, Am= La thứ, Bm= Si thứ. – Chữ cái thêm số “7” phía sau người ta gọi là hợp âm bảy . C7= Do bảy, D7= Re bảy, E7= Mi bảy,F7= Fa bảy, G7= Sol bảy, A7= La bảy, B7= Si bảy. Tóm lại trước khi chuyển sang phần khác, bạn cần thuộc:

Các nốt nhạc trên khuông nhạc.

Các nốt nhạc trên cần đàn.

Một vài hợp âm quen thuộc hay dùng như C,Am,F,G…

Cố gắng bỏ ra 10 – 15 phút mỗi ngày để luyện ngón.

Tập đánh một vài bài nhạc ngắn, dễ đánh.

Khoan nghĩ tới những âm giai, quãng, cung… Một lần nữa xin bạn lưu ý là chúng ta tiếp cận âm nhạc cũng như học đệm hát theo một cách đơn giản nhất. Khi đã vững vàng, bạn có thể tìm đọc những tài liệu khác để nâng cao hiểu biết và tiếp thu vững vàng và nhanh chóng hơn.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB:https://hocdanpiano.net/

Email: info@giasutainangtre.vn

Call Now Button