Giá trị của một Piano cũ…

dan-piano-pearl-river-up118

Có nhiều yếu tố quyết định giá trị của một cây đàn Piano, một trong yếu tố quan trọng nhất chính là tình trạng tổng thể của nó. Một kỹ thuật viên chuyên về đàn Piano có thể nhận định đúng về chất lượng đàn Piano và giá cả.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về đàn và không phải ai cũng thuê được kỹ thuật viên giỏi để giúp mình trong quá trình chọn mua hoặc cần bán Piano cơ cũ

dan-piano-pearl-river-up118
dan-piano-pearl-river-up118

Đàn Piano đứng Pearl River UP118

Trong quá trình kinh doanh nhạc cụ, tôi đã nhận được nhiều câu hỏi của người chơi Piano về cây đàn mà họ đang sử dụng hoặc họ đang có ý định mua. Họ hỏi về cách xác định giá trị của đàn Piano cũ? Làm thế nào để biết chất lượng của cây đàn Piano cũ này có tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra không? Hoặc họ muốn bán cây đàn Piano cũ của mình để mua cây đàn mới, nhưng không biết nên định giá bao nhiêu cho đúng với giá trị thật và không bị thiệt cho cả người bán và người mua……?

Trong những bài viết trước chúng tôi đã gửi đến các bạn “ Cách kiểm tra chất lượng đàn Piano cũ” ; “ Cách chọn đàn Piano điện cũ tốt”…. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về những bộ phận quan trọng nhất của một cây đàn Piano cơ. Đồng thời chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc cách xác định giá trị của đàn Piano cơ cũ.

Trước tiên bạn cần xác định điều kiện tổng thể của cả cây đàn

Kiểm tra bên ngoài của đàn Piano là rất quan trọng; nó sẽ là đầu mối đầu tiên để người mua tiềm năng nhận thấy chất lượng tổng thể của thiết bị. Hỏng hóc bên ngoài sẽ làm giảm giá trị của đàn Piano, nhưng nó cũng có thể chỉ ra các vấn đề sâu sắc hơn. Bạn nên lưu ý các điểm sau đây:

Thứ 1: Chất lượng bàn phím: Thứ nhất, kiểm tra độ nặng bàn phím và âm thanh của từng nốt khi bạn thay đổi lực bấm trên phím đàn. Không nên chọn cây đàn có âm không chuẩn, bị câm tiếng hoặc chết một vài phím (dù người bán có thể nói sẽ sửa lại sau). Nếu đàn Piano cũ mà bạn chọn có gia điệu và âm thanh khá tốt nhưng bạn cũng cần lắng nghe để chắc chắn trong khi chơi cây đàn của bạn không tạo ra những tạp âm khó chịu hoặc những giai điệu lạ. Bạn cũng nên kiểm tra sự liên kết của bàn phím và lưu ý bất kỳ crookedness dọc theo các cạnh và trong giữa các phím. Kiểm tra kỹ theo chiều ngang ở bàn phím. Tất nhiên nếu bàn phím bị hỏng, ố vàng, nhuộm màu, hoặc lốp bóng sẽ làm giảm đáng kể giá trị của đàn Piano cũ.

dan-piano-pearl-river-up108t2
dan-piano-pearl-river-up108t2

Đàn Piano đứng Pearl River UP108T2

Thứ 2: Chất lượng bàn đạp : Bàn đạp hay còn gọi là pedal là các cần điều khiển bằng chân. Có 3 loại pedal:

– Pedal vang âm (phía bên phải – damper pedal) giữ “bàn phím chặn âm” tách khỏi dây đàn, cho phép dây đàn rung một thời gian dài – tạo ra âm thanh ngân vang ngay cả khi tay đã buông khỏi phím đàn.

– Pedal dùng nhả bàn phím

– Pedal dùng giảm tiếng khi chơi ban đêm,

Kiểm tra xem bàn đạp có bị rỉ sét không? Nó có bị lỏng lẻo hoặc không ổn định khi chơi không? Nếu có >> việc bảo trì và bảo dưỡng đàn Piano đã bỏ qua chi tiết này.

Thứ 3:  Chất lượng gỗ Có vết nứt hoặc vết trầy xước? Có bất kỳ dấu hiệu của sự biến dạng hoặc ánh nắng mặt trời làm hư hỏng? Ngay cả khi người mua sẵn sàng sơn sửa lại bên ngoài của đàn piano, thì những thiệt hại trên bề mặt đàn cũng gây hại cho các bộ phận bên trong. Nếu bạn không quen với các bộ phận trong đàn Piano, bạn có thể kiểm tra các bộ phận sau:

–       Khung đàn (Frame)

Thường được làm bằng gang, ở rìa sau gắn thanh chốt dây để cài chặt một đầu dây đàn. Ở rìa trước là tấm khóa lên dây, gồm nhiều chốt pin lên dây. Đầu dây đàn còn lại được quấn quanh chốt lên dây. Độ căng của dây (cao độ của nốt) được cân chỉnh bằng cách vặn các chốt lên dây này.

–       Dây đàn (String)

Được làm từ dây thép, có độ dài và độ dày tăng dần lên theo cao độ giảm dần. 2 hoặc 3 dây đàn có độ cao như nhau được sử dụng cho mỗi nốt âm cao. Những nốt có âm thấp hơn chỉ dùng một dây độc lập, có kích thước lớn và được làm nặng hơn bằng cách cuộn những sợi dây đồng mỏng xung quanh dây.

–       Bảng cộng hưởng (Soundboard)

Làm bằng gỗ vân sam mỏng và cứng, đặt ở phía sau dây đàn lớp dây đàn, có tác dụng tăng âm bằng rung động cộng hưởng.

–       Bộ cơ (Action)

Bao gồm tất cả các bộ phận khiến đầu búa chuyển động, chạm tới dây đàn. Bộ phận có thể nhìn thấy rõ nhất chính là bàn phím, được điều khiển trực tiếp bằng ngón tay người chơi. Các phím đàn trắng được làm bằng nhựa hoặc ngà voi, các phím đen được làm bằng nhựa hoặc gỗ mun.

–       Hộp đàn (Case)

Tạo nên hình dáng đàn và là cơ sở để người ta phân loại đàn piano thành grand piano (piano cánh), và upright piano (piano đứng). Loại grand piano được chế tạo với nhiều kích cỡ khác nhau, từ kiểu đàn concert dùng trong các buổi hòa nhạc dài 2,69m (tương đương 8 ft 10 inch) cho tới còn những chiếc baby grand chỉ dài 1,8m. Đàn piano Upright là dòng phổ biến nhất, kích thước nhỏ gọn.

Thứ 4: Chất lượng chân đàn Piano: chân đàn không vững chắc hoặc bị tròng trành là một mối nguy hiểm lớn cho đàn Piano và bất cứ ai đứng (ngồi) xung quanh nó. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của ốc vít bị lỏng lẻo >> hãy nhờ thợ sửa đàn chốt chặt lại hoặc thay ốc vít mới. Nhưng nếu chân đàn vẫn không ổn định sau khi chốt chặt ốc vít thì bạn nên tính đến việc thay chân đàn mới.

dan-piano-dung-forstei-bon-melos
dan-piano-dung-forstei-bon-melos

Đàn Piano đứng Forstei Bon Melos

Kiểm tra kỹ các bộ phận quan trọng của đàn Piano và Ít nhất, bạn nên chú ý:

–       Dây đàn bị rỉ sét hoặc búa đàn bị mòn xuống

–       Dây đàn đã tạo ra rãnh sâu splintering trong gỗ

–       Một soundboard bị nứt hoặc biến dạng ….. Bấm vào ĐÂY để xem chi tiết các dấu hiệu đàn Piano cũ bị hư hỏng.

Tiếp theo, bạn cần phải xác định ba chi tiết cụ thể cho đàn Piano cũ của bạn: số seri, nhà sản xuất, và ngày sản xuất.

Tìm kiếm Serial Number của Piano

Các số sẽ được khắc trên một tấm kim loại nằm gần các phím hoặc trên pinblock. Trên cây đàn Piano cánh, nó có thể được ẩn bên dưới keyslip.

Xác nhận Tên của nhà sản xuất

Tên thường được tìm thấy trên mặt trước của cây đàn Piano, ở trên hoặc dưới bàn phím. Nếu các khu vực này trống, lật mở nắp và nhìn vào thùng đàn, hoặc kiểm tra sau thân đàn.

Xác định Ngày Sản xuất

Bạn có thể cần phải tìm ra tuổi của đàn Piano trước khi bạn mua hoặc bán đàn Piano cũ. Điều này có thể dễ dàng tìm thấy một khi bạn đã có các thông tin trong bước 1 & 2 (đôi khi ngày được ghi trên thùng đàn bên cạnh tên nhà sản xuất, nhưng không phổ biến). Vào trang web của nhà sản xuất >> vào mục tra năm sản xuất > đánh số seri đàn >> kết quả.

3 lý do để bạn nên thuê một kỹ thuật viên Piano

Nếu bạn có kế hoạch để bán đàn Piano cũ của mình ( dù bạn bán cho một nhà bán lẻ hoặc một người mua tư nhân ) thì thẩm định khách quan của một kỹ thuật viên Piano sẽ cho bạn cái nhìn đúng đắn về giá trị của cây đàn mà bạn đang định bán. Khi bạn mua đàn Piano cũ cũng cũng thế. Tìm kiếm sự tư vấn của một người am hiểu về Piano cơ sẽ giúp bạn tránh mua phải đàn Piano cũ chất lượng tồi với giá quá đắt. Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận với cò mồi nhé.

Đàn Piano cũ của bạn có thể cần một số sửa chữa cụ thể, nếu thuê kỹ thuật viên Piano >> bạn sẽ tiết kiệm nhiều chi phí.

Quan sát kỹ thuật viên Piano (thợ sửa đàn) kiểm tra, xác định giá trị đàn sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức kiểm tra cây đàn Piano tiếp theo của mình. Đồng thời cũng cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc vào những gì nên (và những gì không nên) khi mua Piano cũ.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB:https://hocdanpiano.net/

Email: info@giasutainangtre.vn

Call Now Button