Cách chọn đàn Piano cho người mới

Cách chọn đàn Piano cho người mới

Trước khi mua 1 cây đàn piano đã qua sử dụng, chắc hẳn các bạn sẽ rất khó khăn và phân vân khi lựa chọn cho mình một cây đàn sao cho tốt nhất, Và các bạn cũng đã tham hảo qua bạn bè và tìm tòi trên mạng các hướng dẫn và kinh nghiệm để có thể chọn cho mình một cây đàn phù hợp và ưng ý. Dựa trên kinh nghiệm đã tích lũy trong nhiều năm và các bài viết trên mạng, tôi xin tổng hợp lại những điểm sau đây cần lưu ý khi mua đàn piano cũ.

Cách chọn đàn Piano cho người mới
Cách chọn đàn Piano cho người mới

 1/ Kiểm tra nấm mốc hoặc dấu hiệu của côn trùng

 – Nếu phát hiện ra bất kì dấu hiệu nào của nấm mốc như: hơi mốc, vết nấm mốc trên đàn hoặc thùng đàn thì bạn không nên mua chiếc đàn đó. Bởi nấm mốc rất khó để loại bỏ hoàn toàn , nhất là trên gỗ của đàn Piano. Nếu đàn Piano đã bị nấm mốc hay mối mọt thì nguy cơ hỏng hóc cao gấp nhiều lần.

 2/ Nước sơn:

 – Nếu cây đàn quá cũ, nước sơn bị phai màu nhiều, người bán đàn có thể sơn lại để nhìn mới hơn. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra xem cây đàn có bị tước sơn không bằng cách: quan sát các cạnh của đàn, các mặt cắt và điểm kết nối. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra nước sơn mới phủ lên nước sơn cũ. Cũng có thể dựa vào ánh sáng để nhận biết màu sơn, nếu là sơn nguyên thủy thì màu sáng bóng nhưng màu sơn mới thì không có độ bóng như đàn dùng lâu năm.

 3/ Số Serial của đàn:

 – Số Serial thể hiện được năm sản xuất của cây đàn. Số Serial của 1 cây đàn càng lớn thì cây đàn đó được sản xuất càng gần thời điểm hiện tại (so sánh serial của các cây đàn cùng hãng sản xuất).

 – Tuy nhiên, bạn phải lưu ý rằng sản xuất gần đây không có nghĩa là cây đàn mới hơn. Việc cây đàn còn mới hay cũ còn phụ thuộc vào người sử dụng cũ và tần suất sử dụng. Một người sử dụng biết giữ gìn thì cây đàn sẽ mới; cây đàn đã được sử dụng tại các trường học, trung tâm âm nhạc sẽ có tần suất sử dụng cao thì độ hao mòn sẽ cao hơn. Chính vì vậy, phải xem xét đầy đủ các chi tiết của đàn chứ không chỉ đơn thuần nhìn vào số Serial.

 4/ Bàn phím (keyboard):

 – Rạn nứt là vết thương quan trọng của bản phát âm, làm âm thanh không thể vang được. Trụ chống làm bằng gỗ vững chắc, ta nên xem có bị mốc bám không.

 – Nắm bàn phím bằng ngón trỏ và ngón cái, lắc qua phải qua trái, chuyển động một đôi chút là bình thường. Trường hợp chuyển động thành cụm nhiều là do nỉ (nỉ ngăn chặn tạp âm) ở dưới mặt bàn phím đã mòn và cần phải được thay dán mới lại.

 5/ Bản phát âm (sound-board) và trụ chống:

 – Việc xem mặt sau của Piano rất cần thiết. Bản phát âm vì trải qua nhiều năm nên thường chuyển thành màu đỏ. Đàn cũ thì không cần phải xem màu, mà nên xem có rạn nứt hay không.

Đó là một số kinh nghiệm mà Trung Tâm Gia Sư Tài năng Trẻ muốn chia sẻ với các bạn, mong rằng các bạn sẽ tìm được một cây đàn Piano phù hợp với bản thân.

Sứ mệnh của gia sư là truyền tải tri thức hoàn thiện đến các em học sinh. Vì vậy đội ngũ gia sư Tài Năng Trẻ luôn được biết đến với sự nhiệt huyết, tận tâm với từng học sinh. Gia sư không chỉ mang lại kiến thức mà trên hết là sự chia sẻ. Chỉ có nắm bắt tâm lý và chia sẻ với mỗi học sinh thì việc truyền đạt kiến thức mới đạt hiệu quả. Chúng tôi luôn trân trọng và đề cao đội ngũ gia sư như vậy.

Mọi chi tiết cần tìm Gia sư Piano tại Nhà xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ 

NHẬN DẠY PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB:https://hocdanpiano.net/

Email: info@giasutainangtre.vn

Từ khóa tìm kiếm: dạy đàn piano tại nhàday dan piano tai nhahoc dan piano tai nhahọc đàn piano tại nhà, day piano tai hcmtrung tam piano.

Call Now Button